phần 1.
Trên cánh đồng kia, có một cây đại thụ
già cỗi. Nó ở đó không biết đã bao lâu, chứng kiến nhiều lần đất trời thay đổi,
chứng kiến mọi thứ quanh mình sinh ra và chết đi. Nó từng thấy chú sâu nhỏ xấu
xí lột xác thành hồ điệp, thấy đứa trẻ con vui vẻ hoạt bát biến thành cụ già.
Vạn vật nhân gian trải qua cả ngàn lần sinh
lão bệnh tử còn nó vẫn sống, vẫn một mình đứng đó nhạt nhẽo và vô vị, vô vị đến
mức nhiều lúc nó tự hỏi: 'sống lâu để làm gì?'Khi nó chẳng biết ý nghĩa tồn tại
của bản thân, cũng chẳng ai thèm nói cho một cái cây như nó biết. Mà nó.. thì
lười hỏi.
* * *
Dạo gần đây, sinh kiếp vô vị của nó sảy ra
chút biến hóa nhỏ. Có một bà lão ngày nào cũng cầm theo cây rìu mẻ tới dưới gốc
của nó. Bắt đầu từ sáng sớm cho tới tối mịt dùng bàn tay gầy guộc run rẩy cầm
cây rìu ấy lên và.. chặt nó.
Nó nghĩ. 'Năm nay có xu hướng người già cũng đi
tấu hài sao. Thật đặc sắc'.
Chẳng nói đến bà đã già lắm rồi, sức lực không
có bao nhiêu, mà việc bà dùng cái cây rìu vừa cùn vừa mẻ ấy đi chặt thân cổ thụ
của nó cũng là điều không thể. Phải biết nó đã sống cả mấy ngàn năm, thân to
hai mươi người ôm không xuể, dẫu có là tráng hán lực điền, muốn đốn ngã cũng
tốn cả mấy năm.
Thôi thì để bà tùy ý, dẫu sao tuổi bà đã lớn,
tìm chút niềm vui lúc cuối đời mà thôi, nó cũng không ngăn cản làm gì.
* * *
Thời gian cứ thế trôi đi, bà lão chặt cây ngày
một già, có lẽ còn có chút bệnh vặt. Mấy lần gần đây nó trông thấy bà ho không
ngừng trong tâm nổi lên thương xót.
Những ngày đầu khi bà mới đến, nó còn nghĩ có
lẽ bà đã quá già, lẫn thẫn rồi nên mới ra đây làm ra cái việc ngớ ngẩn ấy.
Nhưng lâu dần, nó nhận ra hành động của bà có chút kỳ lạ và cố chấp.
Bà vẫn minh mẫn lắm. Sáng sớm, khi mặt đất còn
mờ sương sớm đã nghe tiếng gậy tre lộc cộc của bà bước đi trên đường làng. Bà
lão lọm khọm tới dưới gốc cây, bổ từng nhát rìu mẻ vào thân nó hết lần này đến
lần khác cho tới khi nhìn thấy thôn dân thức dậy người đi chợ, kẻ ra đồng bà
mới dừng tay. Rồi.. cả ngày hôm đó, bà chỉ ngồi dưới gốc của nó, lưng già tựa
lên đám rễ sần sùi mà ngắm thôn dân quan lại. Người đi chợ về bà tươi cười chào
hỏi, trẻ con chơi gần đó bà lấy bánh cho chúng ăn, đôi khi dạy chúng viết chữ,
đọc sách. Thôn dân cũng yêu quý bà lắm, thường mang biếu bà thức này quả kia,
bà chỉ ăn một chút, còn lại chia hết cho lũ trẻ.
Bà ngồi như thế cho đến khi mặt trời tắt nắng,
thôn dân đã về nhà hết chẳng còn ai, bà lại nâng cây rìu mẻ tiếp tục chặt nó.
Đêm muộn lắm rồi, sương dăng dầy khiến thân già lạnh run, bà mới xách rìu quay
về. Lắm lúc nó nghĩ 'Nếu gần gốc cây có một căn lều, có khi nào bà sẽ ở luôn đó
không về hay không'.
Nó muốn khuyên bà dừng lại, khuyên bà đừng
hằng ngày tới đây chặt Nó nữa. Về nhà hưởng niềm vui xum vầy con cháu, làm vài
việc người già vẫn thường làm, chờ đợi tử kỳ đến sẽ ra đi trong an lạc không
vướng bận. Nhưng Nó chỉ là cái cây thôi, dẫu sống đã lâu có thể dùng thần lực
huyễn hóa ra giọng nói. Cơ mà, Nó không dám nữa.
Vài năm trước cũng từng có một bé con giống
như bà, ngày ngày ngồi dưới gốc của Nó nhìn ngắm thôn dân qua lại. Hình như con
bé mồ côi lưu lạc đến thôn này, chịu đói đã lâu thân chỉ còn da bọc xương. Có
mấy nông hộ thương tình muốn mang nó về nuôi, nhưng bằng cách mấy nó cũng không
chịu, dần dà, người ta mặc kệ nó.
Từ đó, con bé tự sống một mình, đói thì đi
nhặt chút quả dại rau dại ăn lót bụng, tối đến ôm rễ Nó ngủ ngon lành. Kể ra
mạng con bé cũng gan lì phết, chịu đói chịu rét chẳng là gì cả, nó vẫn vô tư
chạy chơi với lũ trẻ trong làng, lúc thì trèo cây hái quả, lúc thì ra sông mò
cá. Có vài lần ăn bậy ăn bạ cũng ốm bệnh đấy, mà ngủ một giấc dậy nó lại khỏe
như con thú nhỏ. Dân làng đều khen con bé dễ nuôi nhưng đâu biết mỗi đến khi
con bé đã say giấc, nó lại lén đút cho con bé vài giọt linh mộc. Nhìn xem, dăm
ba cái rau dại quả rừng sao mà nuôi sống bé con ấy được, vẫn là nó không nỡ
nhìn một sinh mạng ngoan cường như vậy chết đi.
Có một ngày, con bé ở đâu chạy về mặt mũi lấm
lem, trên miệng còn vài vệt máu, nó nhào vào đám rễ cây khóc lớn.
"Ông Cây ơi, con xấu lắm sao, bọn nó bảo
con xấu xí, bẩn thỉu, bảo con mồ côi không chơi với con nữa. Con cũng đâu muốn
xấu xí, cả nhà của con bị nước lũ cuốn trôi rồi. Con bò con dê cũng trôi đi
nốt, làm gì còn quần áo để mà thay giặt. Con cũng đâu muốn mồ côi, con tìm cha
mẹ rất lâu rất lâu nhưng vẫn tìm không thấy, không thấy."
Con bé khóc to lắm, lâu lắm như có bao nhiêu
uất ức, sợ hãi, cô đơn từ bấy đến giờ theo nước mắt tuôn ra hết. Thân hình nhỏ
bé rung lên dữ dội, mới tý tuổi đầu nhưng có lẽ bao nhiêu cái khổ của một kiếp
nhân sinh nó cũng trải qua hết rồi. Nhẽ ra nó sẽ giống bao đứa trẻ bằng tuổi,
mỗi sáng thức dậy theo cha ra đồng chăn dê chăn bò, chơi với chúng bạn, chiều
về sà vào lòng mẹ nũng nịu đòi quà bánh. Thế mà một trận phong ba kéo đến khiến
cho nhà ta cửa nát, cha mẹ chẳng còn.
Cây thần nhịn lòng không được, gọi đến một
trận gió mát dỗ dành.
"Bé ngoan đừng khóc, sống chết có số
sướng khổ tại trời. Mệnh trời đã định như thế mình chỉ là chúng sinh tầm thường
làm sao chống lại. Thôi thì gắng sống thiện lương cho hết kiếp này, công đức
cao dày kiếp sau sẽ được đền đáp."
Con bé ngước đôi mắt đẫm nước kinh ngạc nhìn
Cây thần, được một lúc thì đứng dậy quay đầu đi thẳng. Từ ấy con bé chẳng còn
quay lại lần nào, thôn dân cũng không ai thấy nó nữa.
Ngày đó cây thần nghĩ mãi.'Sao con bé lại bỏ
đi, hay là do nghe cây biết nói chuyện khiến nó sợ hãi chạy mất. Cũng phải,
nhân loại là giống nhát gan. Ai chính ta nghe tiếng cây nói chuyện mà chẳng sợ,
tâm lại tưởng tượng ra ma quỷ yêu quái hiện hình cũng nên'.
* * *
Lại nói đến bà lão. Cây thần muốn khuyên bà
cũng chẳng biết làm sao. Bà già rồi chịu không nổi, có khi sợ quá mà trực tiếp
về trời luôn thì..
Cây thần không dám làm ra mấy việc quá ly kỳ
chỉ đành mỗi ngày rụng thật nhiều lá vàng xuống đầu bà như muốn bảo: Bà hãy đi
đi.
Hôm đầu tiên Cây rụng lá, bà lão ngước lên
nhìn nó, nó nghĩ: 'cách này thật hiệu quả'.
Hôm thứ hai nó rụng nhiều hơn, bà lão cũng
nhìn nó lâu hơn.
Hôm thứ ba nó rụng lá như trút, bà lão ngạc
nhiên há hốc mồm đánh rơi cả rìu.
Rồi bà lật đật chạy về, nó cảm thấy hài lòng
rung rung cành cây. Có khi nào lần này bà bỏ cuộc luôn không? Thế nhưng, chẳng
đầy khắc sau, bà lão lại lật đật chạy tới, theo sau là hai nông phụ mỗi người
cầm một cái bao bố thật to.
Nó nghe thấy cái giọng già nua của bà lão cất
lên vô cùng hưng phấn.
"Đứng đúng chỗ này này, đợi một lúc cái
cây sẽ trút lá xuống, nhiều lắm, mang về phơi khô mà nhóm bếp".
Nghe đến đây nó cảm thấy.. Nếu một cái cây có
thể chảy mồ hôi, nó sẽ chảy thật nhiều mồ hôi
giới thiệu
phần 2
Nhận xét
Đăng nhận xét