Phương pháp giáo dục sớm Montessori được sáng lập bởi Tiến sĩ người Ý Maria Montessori – chuyên gia trong lĩnh vực triết học, nhân văn học và giáo dục học. Montessori là phương pháp giáo dục trẻ bằng cách học tập thông qua các giáo cụ trực quan, mục đích tập trung thúc đẩy tiềm năng của trẻ từ khi còn nhỏ bằng một môi trường giáo dục thân thiện, cởi mở với kiến thức được đào tạo bài bản về chuyên môn cùng với các giáo cụ học tập chuẩn chuyên biệt…
1. 5 lĩnh vực chính của phương pháp giáo dục sớm Montessori
Đặc điểm nổi trội ở phương pháp giáo dục sớm Montessori chính là tôn trọng cá tính riêng biệt, tính tự lập, tự do nhưng vẫn mang tính kỷ luật của mỗi trẻ. Đặc biệt chú trọng sự phát triển tâm sinh lý tự nhiên của từng trẻ trong môi trường sống, cũng như trang bị đầy đủ cho trẻ các kiến thức thực tiễn cho trẻ theo từng độ tuổi cụ thể. Cùng Ariko điểm qua một vài thông tin về các lĩnh vực của phương pháp giáo dục sớm Montessori ngay trong bài viết này:
Thực hành cuộc sống
Thực hành cuộc sống là một trong những lĩnh vực thực hành quan trọng được chú trọng hàng đầu của phương pháp giáo dục sớm Montessori do nhà giáo dục người Ý Maria Montessori nghiên cứu và phát triển ở thế kỉ XX. Ở lĩnh vực này, con trẻ sẽ được làm quen và thực hành các hoạt động liên quan tới nhiều mặt thiết yếu cơ bản của cuộc sống. Các hoạt động và bài học được áp dụng trong lĩnh vực thực hành cuộc sống giúp trẻ hình thành những thói quen tốt, tính tự lập, sự tập trung và tính kỷ luật trong công việc mình làm về sau.
Bắt đầu với hoạt động chăm sóc bản thân – các bạn nhỏ sẽ được thực hành một số hoạt động tự phục vụ như: treo quần áo, mũ , đánh răng, chải tóc, cài khuy áo, thắt nơ, thắt dây giày, khâu may đồ vật, xếp khăn ăn, tự cắt đồ ăn, tự làm một số món ăn, tự dọn bàn ăn, nghiền, rắc,…
Khung vải có khoá cài – Hiện đang bán tại Ariko Montessori
Các hoạt động di chuyển đồ vật đóng, chuyển đồ vật bằng dụng cụ (như kẹp gắp, phễu, bọt biển, thìa,…), mở đồ vật; di chuyển đồ vật bằng tay..
Giác quan
“There is nothing in the intellect that is not first in the senses” được dịch là “ Không có trí tuệ nào mà không bắt nguồn từ chính các giác quan” – Bà Maria Montessori đã khẳng định như vậy sau cả quá trình quan sát và làm việc với trẻ. Trẻ trong độ tuổi từ 2-6 phát triển nhạy cảm về cảm giác giác quan, đó cũng là kênh duy nhất ghi nhận thông tin truyền đến não bộ. Đồng thời việc trẻ đủ lớn để sử dụng các giác quan giúp thuần thực, linh hoạt trong mọi tình huống, học hỏi nhanh hơn.
Những hoạt động về giác quan cho trẻ với phương pháp giáo dục sớm Montessori như nhận diện sắp xếp màu sáng đến màu tối, ghép các mảng màu sắc lộn xộn lại với nhau, sử dụng giáo cụ dạng hình ống trụ để sắp xếp thức ăn có mùi vị giống nhau…
Ngôn ngữ
Sáu năm đầu đời chính là giai đoạn nhạy cảm của trẻ về ngôn ngữ, trẻ được khuyến khích thể hiện, bày tỏ bản thân mình bằng lời nói và được hướng dẫn cách nhận biết mặt chữ và tô chữ…thông qua các giáo cụ thiết kế tăng cường tính khám phá như: giấy nhám, bảng chữ cái có thể di chuyển,… hay các tài liệu cụ thể để viết những văn bản của mình, đọc tác phẩm của người khác, và học cách truyền đạt những suy nghĩ và cảm xúc độc đáo của trẻ.
Toán học
Trẻ được tiếp cận với các khái niệm toán học thông qua những giáo cụ trực quan mang tính cụ thể như nhận dạng số học, đếm và sắp xếp số…Bên cạnh hoạt động chính thống về toán học, trẻ con được tiếp cận với các khái niệm toán học trừu tượng hơn như phép tính (cộng, trừ, nhân, chia) và hệ thập phân…
Bài tập phân số thập phân – Giáo cụ giáo dục sớm Montessori
Văn hóa (Lịch sử, Địa lý, Khoa học, Nghệ thuật)
Lĩnh vực văn hoá hỗ trợ trẻ phát triển các kỹ năng vận động và sáng tạo cao thông qua các hoạt động nhận thức đánh giá trải nghiệm như: thưởng thức âm nhạc, chuyện kể, tác phẩm nghệ thuật và đồ vật từ cộng đồng…, hay trẻ con được khám phá về địa lý, khoa học, thực vật và động vật học, các nền văn hoá Thế giới…
2. Giáo cụ Montessori cho bé bước khởi đầu vững chắc
Bản chất của Montessori chính là đẩy mạnh hoạt động tự do của trẻ trong môi trường được trang bị đầy đủ các giáo cụ học tập khuyến khích sự tìm tòi của trẻ. Bởi vậy, giáo cụ Montessori là phần không thể thiếu nếu muốn giảng dạy trẻ thành công.
Giáo cụ Montessori dành cho góc sinh hoạt (hay góc luyện tập kỹ năng)
Phương pháp Montessori luôn tập trung hướng tới sự phát triển tự nhiên của trẻ. Vì vậy, góc sinh hoạt là nơi khởi đầu – Bé sẽ có cơ hội được tiếp xúc đồng thời được trải nghiệm những công việc gần gũi với cuộc sống hằng ngày được diễn ra xung quanh bé như lau rửa bàn ghế, cách bóc một số loại quả,… Từ đó, bé có thể học được cách tự chăm sóc bản thân và hình thành ra những thói quen tốt, cũng như chăm sóc môi trường xung quanh mình, không thể quên việc thể hiện sự quan tâm đến người khác. Các công việc sẽ được nhà trường hay bố mẹ sắp xếp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp để bé có thể tự mình từ từ trải nghiệm. Để làm được những điều đó thì giáo cụ Montessori là một phần không thể bỏ sót, là điều kiện chính quyết định đến kết quả học tập và thói quen sau này của các bé.
Trong góc sinh hoạt sẽ được chia ra thành các góc nhỏ khác nhau như thực hành khô, thực hành với ít nước, và cả thực hành với nhiều nước và ẩm thực. Trong góc thực hành khô thường sẽ có những đồ vật gắn liền với cuộc sống của bé ví dụ như thìa, kẹp, kéo, nhíp, dao hay khăn, quần áo, giày dép,… Với những giáo cụ Montessori đó, bé sẽ được thầy cô hướng dẫn cách sử dụng cũng như hoàn những việc cơ bản như cách chuyển vật bằng các dụng cụ thìa, kẹp, nhíp; cách khâu khuy, cách khuân bê đồ đạc cách quét nhà, quét thảm; cách gấp khăn; và nhiều hoạt động khác xoay quanh cuộc sống của bé.
Khung vải có nút gài – Giáo cụ của phương pháp giáo dục sớm Montessori
Không dừng lại ở đó trong góc thực hành với ít nước thì bé lại được học hỏi cách lau nước khi bị đổ, quy trình đánh răng làm sao thì sạch và tốt, cách đổ nước vào các bình chứa có hình dạng khác nhau hay cả cách tạo bọt xà phòng.
Còn khi chuyển sang khu thực hành với tín chất nhiều nước, trẻ lại được tiếp xúc với nhiều hoạt động liên quan đến nước và gắn bó với cuộc sống hằng ngày hơn như rửa tay, rửa bát, lau bàn ghế, giặt đồ, cắm hoa,…. Ứng với mỗi hoạt động các thầy cô sẽ trang bị cho bé những dụng cụ cần thiết để bé có thể dễ dàng thực hiện được hoạt động của mình.
Khu cuối cùng của góc sinh hoạt chính là góc ẩm thực. Ở đây bé sẽ được trải nghiệm làm một đầu bếp tí hon với các hoạt động cực kì đơn giản liên quan đến bếp núc như cách cắt bánh, cắt hoa quả; cách nghiền bánh mì vụn, xay và pha cafe; cách đập, bóc các loại hạt to nhỏ có vỏ cứng như đậu phộng, hạt dẻ; cách bóc, vắt cam,…
Giáo cụ Montessori dành cho góc cảm giác
Tại góc cảm giác, trẻ sẽ có cơ hội được trải nghiệm các giáo cụ nhằm củng cố và hệ thống lại những cảm giác, tri giác đã được hình thành, luyện tập ở góc sinh hoạt. Bên cạnh đó các bé còn được thực hành thêm những công việc giàu tính sáng tạo hơn. Phương pháp Montessori bé sẽ được tiếp xúc trực tiếp với các vật thật được nhà trường chuẩn bị bảo đảm kỹ càng sau đó chuyển sang thực hiện những công việc trên tranh hay trên giấy. Giáo cụ Montessori dành cho góc cảm giác được phân loại thành các kệ khác nhau cho các mục đích luyện tập, phát triển từng giác quan riêng biệt như : phát triển thị giác, khứu giác, thính giác, xúc giác và cả thị giác. Các kệ có thể thay đổi linh hoạt tùy theo điều kiện lớp học. Nhưng dù có thay đổi thì nguyên tắc chung về sắp xếp đồ đạc trong phương pháp Montessori là từ dễ đến khó, từ to đến nhỏ, từ những vật dụng với mục đích đơn giản đến phức tạp, sắp xếp theo thứ tự từ trái sang phải và từ trên xuống dưới.
Kệ này còn có tên gọi bằng một cách khác là kệ chuyển tiếp gồm các giáo cụ Montessori chuyển giao giữa hai góc sinh hoạt và cảm giác nhằm giúp trẻ phát triển khả năng phân biệt giống, khác nhau qua công việc tìm cặp đôi, phân loại đồ,… Trẻ nhận biết các vật, tranh ảnh bằng thị giác, xúc giác, tìm hình dạng các vật, đặt hình theo quy tắc. Trẻ tìm đúng vị trí của vật thông qua hoạt động với bảng ghép hình, trẻ phân biệt dày mỏng, cao thấp, to nhỏ thông qua giáo cụ hình ghép có núm cầm. Việc luyện tập với những giáo cụ ở kệ thứ nhất chính là tiền đề để trẻ thực hiện tốt những công việc ở những kệ tiếp theo trong góc cảm giác nhằm giúp trẻ phát triển khả năng tri giác không gian.
Trò chơi thả các khối lập phương vào hộp của phương pháp giáo dục sớm Montessori
Kệ thứ hai gồm những giáo cụ Montessori giúp trẻ phát triển khả năng tri giác không gian, giúp trẻ làm quen với các khái niệm về độ lớn, chiều cao, chiều dài, độ dày, mỏng…
Ariko sẽ đưa ra cho các thầy cô tham khảo một số giáo cụ Montessori với các chức năng và công việc của nó tại góc cảm giác như sau:
– Tháp hồng: Với thiết kế toà tháp cơ bản được tạo nên bởi 10 khối gỗ màu hồng có kích thước khác nhau, giáo cụ này giúp trẻ nhận biết khái niệm to, nhỏ;
– Bậc thang nâu: còn có thể hình dung như là bậc thang rộng, gồm 10 khối gỗ màu nâu có kích thước khác nhau. Giáo cụ này còn giúp trẻ làm quen với khái niệm rộng-hẹp, dày-mỏng;
– Gậy đỏ: là giáo cụ gồm 10 thanh gậy màu đỏ có chiều dài khác nhau, giúp trẻ nhận biết ngắn-dài và tạo tiền đề để trẻ làm việc với gậy số trong góc toán;
– Trụ núm 1: Gồm 10 trụ có chiều cao và đường kính khác nhau giúp trẻ nhận biết, củng cố về to-nhỏ;
– Trụ núm 2: gồm 10 trụ có chiều cao giống nhau, đường kính giảm dần giúp trẻ nhận biết, củng cố về độ dày-mỏng;
– Trụ núm 3: gồm 10 trụ có chiều cao cao dần, đường kính giảm dần. Trẻ nhận biết khái niệm rộng, hẹp;
– Trụ núm 4: Gồm 10 trụ có chiều cao thấp dần, đường kính như nhau. Trẻ nhận biết khái niệm cao, thấp;
– Trụ màu: về kích thước, hình dạng giống như trụ núm nhưng khác là có màu và không có núm:
– Trụ màu vàng: kích thước chức năng giống trụ núm 1;
– Trụ màu đỏ: kích thước chức năng giống trụ núm 2;
– Trụ màu xanh lá: kích thước chức năng giống trụ núm 3;
– Trụ màu xanh lam: kích thước chức năng giống trụ núm 4.
Trẻ đang chơi bộ hình trụ có núm của phương pháp giáo dục sớm Montessori
3. Những đặc điểm làm nên sự khác biệt của phương pháp giáo dục sớm Montessori và giáo cụ Montessori
Trẻ sẽ được tự chọn hoạt động yêu thích, ưu tiên sự phát triển tính tập trung và cá nhân
Đến với chương trình Montessori trẻ được tự chọn hoạt động yêu thích và phát triển theo đúng nhịp độ riêng của riêng từng trẻ, không hề có một giáo trình chung hay cách đánh giá nào dành chung cho cả lớp. Trong suốt quá trình trẻ tự do học tập thông qua học cụ và hoạt động riêng của mình, trẻ sẽ không bị ngắt quãng hay bị ai làm phiền.
Tầm quan trọng của giáo cụ đối với phương pháp giáo dục sớm montessori
Trong quá trình làm việc với trẻ em, bà Maria Montessori nhận ra rằng trẻ em hoàn toàn bị cuốn hút bởi các vật dụng và chất liệu được thiết kế để trợ giúp sự cảm nhận của giác quan. Vì thế, bà đã không ngừng phát triển những học cụ dạy học chuyên biệt để tạo ra một môi trường thích hợp cho trẻ.
Các đồ vật đó được gọi là học cụ hay giáo cụ, chứ không phải đồ chơi thông thường như trong các phương pháp giáo dục khác. Các học cụ Montessori có rất nhiều rất nhiều loại, chi tiết và khá cầu kỳ, được tạo ra nhằm mục đích giúp trẻ học hỏi các vấn đề đa dạng khác nhau từ địa lý, toán học…. Tất cả các học cụ đều được thiết kế ẩn chứa một bài học nào đó, trẻ sẽ tự mày mò, khám phá cho đến khi tự tìm ra cách sử dụng đúng của học cụ/ giáo cụ đó và nhất là bài học ẩn sau đó.
Giáo viên trong phương pháp chỉ là người hỗ trợ, đồng hành cùng trẻ
Trong lớp học, giáo viên chỉ đóng vai trò như người hỗ trợ bé nếu gặp khó khăn hơn là người giảng dạy cho trẻ. Giáo viên không trực tiếp đứng lên và dạy trẻ phải làm cái này, cái kia, thay vào đó, trẻ tự chọn hoạt động yêu thích của mình và làm hoạt động đó. Khi trẻ gặp khó khăn, giáo viên sẽ là người hỗ trợ trẻ. Hình ảnh thường gặp nhất trong một lớp học Montessori là mỗi trẻ sẽ có một khoảng không gian riêng tư – một góc phòng, say sưa với hoạt động riêng của mình và không bị bất kì ai làm phiền, ngắt quãng trong suốt quá trình làm việc. bà Maria Montessori cho rằng chính sự tập trung làm việc đó là cách trẻ tự học hỏi tốt nhất và nhớ lâu nhất.
Giáo viên trong phương pháp giáo dục sớm Montessori luôn hỗ trợ và đồng hành cùng trẻ
Môi trường trật tự, hài hòa
Các lớp học được thiết kế dựa trên yêu cầu cơ bả của trẻ và phù hợp với trẻ với đồ dùng vừa tầm tay để trẻ có thể tự làm. Lớp học sẽ được thiết kế bố trí có trật tự nhất định và màu sắc hài hòa để trẻ học tập đạt được kết quả tốt nhất. Tính trật tự là một trong những yêu cầu chính không thể quên của phương pháp này.
Nhận xét
Đăng nhận xét